Mình có một quán cafe nhờ lắp internet cho 1200 khách, và quán cafe này chia làm 4 khu:
Khu A: 400 khách
Khu B: 200 khách
Khu C: 200 khách
Khu D: 200 khách
Chưa kể một loạt camera, đầu HD....
Với kinh nghiệm của mình, thì 1200 khách, sẽ có khoảng 500 khách online cùng lúc.
Nhu cầu của khách thì lướt web, zalo, facebook, youtube, check mail, game bài online...
Giải pháp thì có nhiều, nhưng mình kể ra 2 giải pháp chính:
1. Gộp cả khu thành 1 đầu mối luôn, cho Load balancing đường truyền, chơi theo Mesh networking
Tổng kinh phí: 50 triệu
Cái này chi phí rất cao, riêng cái modem Mikrotik để load 4 đường internet tầm vài ba triệu rồi, mà cái vài ba triệu này chỉ được khuyến cáo tầm 30 người dùng cùng lúc.
Nếu chịu tải tầm 500 ngườii, load 7 đường internet thấy cũng tầm 15-20 triệu là ít nhất.
Rồi bộ wifi có tính năng Mesh networking, tầm 100 người online cùng lúc, thấy có nhiều hãng, Abura, UniFi, Open-Mesh, rồi Google Wifi - Home Mesh Wi-Fi System.
Trong này thì cấu hình Google Wifi - Home Mesh Wi-Fi System khá mạnh với vi xử lý lõi tứ, RAM 512MB, giá tầm 3 triệu/cái.
Một quán 1000 người, cần ít nhất 10 cái, tính ra cũng tầm 30 triệu.
Tổng cộng cho phương án Load balancing đường truyền, chơi theo Mesh networking, tầm 50 triệu là ít nhất.
Nhược điểm của phương án Load balancing là có nhiều website khách không vào được, do 7 đường truyền này liên tục bị đổi, người chủ website tưởng là spam, nên họ sẽ chặn. Có một số cách khắc phục cho một số website phổ biến, nhưng nhu cầu người dùng đa dạng, không thiết lập hết được.
2. Phù hợp với quán cafe có 4 khu, wifi có tính ổn định cao, sóng mạnh và dễ quản lý cũng như khắc phục sự cố.
Phương án này không cần tốn tiền để đầu tư Mikrotik để cấp IP cũng như Load balancing gây ra nhiều lỗi khó hiểu.
Phương án này được triển khai với các thiết bị như:
Một quán 1000 người, cần ít nhất 10 cái, tính ra cũng tầm 30 triệu.
Tổng cộng cho phương án Load balancing đường truyền, chơi theo Mesh networking, tầm 50 triệu là ít nhất.
Nhược điểm của phương án Load balancing là có nhiều website khách không vào được, do 7 đường truyền này liên tục bị đổi, người chủ website tưởng là spam, nên họ sẽ chặn. Có một số cách khắc phục cho một số website phổ biến, nhưng nhu cầu người dùng đa dạng, không thiết lập hết được.
2. Phù hợp với quán cafe có 4 khu, wifi có tính ổn định cao, sóng mạnh và dễ quản lý cũng như khắc phục sự cố.
Phương án này không cần tốn tiền để đầu tư Mikrotik để cấp IP cũng như Load balancing gây ra nhiều lỗi khó hiểu.
Phương án này được triển khai với các thiết bị như:
Smart Wifi thế hệ 3, chịu tải được 50 người online cùng lúc.
Smart Wifi thế hệ 4, chịu tải được 100 người online cùng lúc, cấu hình rất mạnh.
Do càng lắp nhiều bộ phát wifi thì càng rối, không thể lắp cả vài chục cái wifi được, khách nhìn vào không biết vào cái nào luôn.
Chưa kể, càng nhiều bộ phát wifi, thì càng dễ nhiễu sóng, xung đột sóng, gián đoạn sóng wifi.
Nên sẽ ưu tiên lắp Smart Wifi thế hệ 4.
Riêng smart Wifi thế hệ 4, hỗ trợ MU-MIMO giúp truyền internet nhiều hơn 4 lần so với wifi thông thường, nên rất phù hợp với quán cafe 1000 người.
Khu A: 400 khách, cần 3 đường truyền, mỗi đường truyền tốc độ 50Mbp, thì lắp 2 cái Smart Wifi thế hệ 4, và 1 Smart Wifi thế hệ 3.
Khu B: 200 khách, cần 2 đường truyền, mỗi đường truyền tốc độ 50Mbps, thì lắp 2 Smart Wifi thế hệ 3.
Khu C: 200 khách, cần 2 đường truyền, mỗi đường truyền tốc độ 50Mbps, thì lắp 2 Smart Wifi thế hệ 3.
Khu D: 200 khách, cần 2 đường truyền, mỗi đường truyền tốc độ 50Mbps, thì lắp 2 Smart Wifi thế hệ 3.
Tổng số thiết bị tầm 9 bộ phát wifi, tổng kinh phí tầm 15 triệu.