Tìm hiểu TCP, UDP, HTTP, HTTPS, DNS, FTP, SMTP, POP3

1. Transmission Control Protocol (TCP) vs User Datagram Protocol (UDP)

Có thể bạn đã nghe thấy hai từ này đâu đó, nhưng thực chất nó là gì? TCP là phương thức giao tiếp “cẩn thận” hơn so với UDP. Để mình giải thích rõ hơn, Internet nói chung hay kết nối mạng trong nhà nói riêng, tất cả các hệ thống đều dùng một trong hai (hoặc cả hai) phương thức này để giao tiếp với nhau.

Nếu hệ thống dùng TCP, vậy có nghĩa là cả hai hệ thống phải đồng bộ với nhau một cách hoàn chỉnh trước khi có thể bắt đầu trò truyện và gửi dữ liệu. Điểm mạnh của giao thức này là khi một máy gửi dữ liệu cho máy kia, nó sẽ gửi thêm một tín hiệu kiểm tra xem dữ liệu đó đã đến máy nhận chưa, nếu chưa, hệ thống của máy gửi sẽ gửi lại thông tin một lần nữa. 




Điểm yếu là thời gian gửi thông tin sẽ chậm hơn do hệ thống gửi phải kiểm tra liên tục và liên tục. Điều này rất quan trọng, nhất là trong khi tải dữ liệu từ máy chủ xuống, tại vì nếu chỉ thiếu một đoạn mã nho nhỏ thôi cũng đủ làm cả tại liệu không thể truy cập được hay một trang web không thể xem được. UDP lại ngược lại, nếu hệ thống dùng UDP để giao tiếp, sẽ không có sự đồng bộ hóa nào ở đây cả. Hệ thống gửi sẽ đơn giản vứt thông tin đến máy nhận nhanh nhất có thể và không thèm quan tâm đến máy nhận có bắt được dữ liệu hay không. 

Điểm mạnh là tốc độ truyền tải nhanh hơn nhưng điểm yếu khiến cho UDP không được dùng nhiều bằng TCP đó là nếu chả may máy nhận không bắt được hết toàn bộ dữ liệu được gửi, tại liệu có thể bị hỏng hoặc không xem được. UDP được dùng nhiều vào lĩnh vực game online như MOBA hay FPS (và còn nhiều lĩnh vực như nghe nhạc, xem phim, hay Skype) vì tốc độ truyền tải luôn được đặt lên hàng đầu, cho dù có thiếu đi một vài dữ liệu, nhưng nhìn chung thì vẫn sẽ tốt hơn rất nhiều so với dùng TCP vì độ trễ sẽ ít hơn.TCP vs UDP

Một số cổng phổ biến của TCP: (Mình sẽ không có một danh sách cho UDP vì thường thì UDP không được dùng nhiều bằng TCP, và UDP thường dùng cổng riêng, có nghĩa là mỗi công ty lại có cho cổng UDP khác nhau, không có tiếng nói chung)

2. Hypertext Transfer Protocol và Hypertext Transfer Protocol Secure (HTTP và HTTPS)

Chắc hẳn nhiều bạn có nhớ một thời cách đây tầm 5-10 năm, khi mà mỗi lần bạn cần truy cập vào một website nào đó đều cần gõ thêm http hoặc là https lên đầu. (Sau này, mỗi lần bạn gõ tên website vào trong thanh URL thì không phải thêm nữa là do các nhà phát triển trình duyệt đã viết thêm một đoạn code để các trình duyệt tự động thêm vào, khá là tiện lợi) Nói ngắn gọn, HTTP là ngôn ngữ đặc biệt được các máy chủ cũng như trình duyệt dung để dịch các đoạn mã điểu khiển và cần làm gì với những đoạn mã đó. Ví dụ, khi bạn gõ địa chỉ URL vào trong trình duyệt, trình duyệt thực chất sẽ gửi một đoạn mã HTTP đến máy chủ của trang web bạn cần truy cập và từ đó sẽ chuyển hướng bạn đến trang web đó để bắt đầu tải trang web về máy. HTTPS chỉ là một phiên bản bảo mật hơn của HTTP, khiến cho việc hackers giám sát tất cả các hoạt động bạn làm trên mạng trở nên khó khăn hơn (Tuy vẫn có thể phá khóa). Cổng của HTTP (thường là): 80 và của HTTPS (thường là): 443

3. File Transfer Protocol (FTP)
Cái này thì ít người biết đến những lại cực kỳ quan trọng đối với việc download bất cứ thứ gì trên Internet hay là máy chủ tại gia. Nhiệm vụ của nó là truyền tải dữ liệu, file tài liệu, game (lậu), hay bất cứ thứ gì liên quan đến trao đổi dữ liệu từ máy này sang máy kia, từ máy chủ sang máy của bạn đều (hầu như) đi qua cổng này. Cổng của FTP (thường là): 20 (Cho việc gửi thông tin đi và về giữa hai hệ thống) và 21 (Để quản lý việc gửi thông tin)

4. Simple Mail Transfer Protocol (SMTP)

Là cách mà các hệ thống gửi email dùng để cho phép người dùng gửi email. Cổng của SMTP là: 25

5. Post Office Protocol version 3 (POP3)

Là cách mà người dùng có thể tải xuống email và đọc. Nhược điểm lớn của hệ thống này là khi bạn đã tải xuống email để đọc, hệ thống sẽ xóa cái email đó ngay lập tức, khiến cho việc lâu lâu bạn muốn xem lại trở nên không thể. Cổng của POP3: 110

6. Internet Message Access Protocol version 4 (IMAP4)


Phiên bản nâng cấp của POP3, và cũng có cách hoạt động giống nhưng điểm khác biệt là nó không xóa mail khỏi máy chủ kể cả khi bạn đã download xuống. Cổng của IMAP4: 143

7. Domain Name Service (DNS)

Cái này khá là quan trọng! Thử giả sử như thế này: Một hôm bạn muốn đi thăm một người bạn, bạn đã chuẩn bị xe máy ra ngoài và bất chợt (Bùm), xe máy hết xăng và bạn không thể đi được. Thế là bạn bắt đầu lọ mọ tìm điện thoại ra gọi một công ty taxi bất kỳ để gửi một xe taxi đến đón bạn. Khi taxi đến đ bạn lên xe và kêu bác tài: “Anh ơi! Cho em đến nhà bạn em cái!” Lúc này, anh taxi hỏi bạn: “Bạn ơi! Cho mình hỏi nhà bạn của bạn ở đâu, địa chỉ ấy?” Internet cũng vậy, khi bạn gõ địa chỉ google.com vào thanh URL (cũng như nhà của bạn của bạn), trình duyệt sẽ không đưa bạn đến trang web đó luôn, thay vào đó, nó phải tìm địa chỉ IP thực sự của google.com (Địa chỉ là 172.217.2.174, bạn gõ thử xem nó ra cái gì?) và đó là lúc DNS làm việc. DNS là một danh sách gồm hai cột, (Mình tối giản hóa cho các bạn dễ hình dung) một bên là địa chỉ IP trang web: 172.217.2.174 và bên kia là tên tương ứng google.com. Sau khi đã tìm được địa chỉ thực sự của google.com, nó sẽ nhập (một cách âm thầm) vào thanh URL và chuyển hướng bạn đến trang web đó. Máy chủ DNS thường là của nhà mạng của bạn cung cấp cho nên bạn không phải lo lắng lắm về vấn đề này. Cổng của DNS: 53